TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO LẮNG

 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ ngày 01/01/2018 đến 15/11/2018, toàn ngành đã thực hiện 6.507 cuộc KTSTQ, trong đó có 1.039 cuộc tại trụ sở người khai hải quan, 5.468 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 2.000 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017). Tổng đã thực thu vào ngân sách nhà nước số tiền 1.840 tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 82% chỉ tiêu năm 2018 là 2.235 tỷ đồng).

 

1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Kiểm tra sau thông quan là hoạt động được cơ quan hải quan thực hiện đối với doanh nghiệp nhằm kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ, tài liệu, hàng hoá so với thông tin doanh nghiệp đã khai báo hải quan. Thông qua việc kiểm tra các chứng từ hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa; chứng từ bộ phận kế toán, chứng từ thanh toán ngân hàng của các lô hàng đã thông quan, kiểm tra hàng hóa nếu còn điều kiện chưa tiêu thụ hết. Cụ thể: cơ quan hải quan sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra lại bộ hồ sơ hàng hóa, sau khi hàng đã được thông quan. Việc kiểm tra này được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã thông quan hàng hoá, vì vậy được gọi là “kiểm tra sau khi thông quan”.

2. Vai trò của kiểm tra sau thông quan:

Thông qua việc thực hiện các kiểm tra sau thông quan, nhân viên Hải quan có thể phát hiện và ngăn chặn được gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Đối tượng kiểm tra:

  • Các chủ thể liên quan trực tiếp đến kinh doanh xuất nhập khẩu: các chủ hàng xuất nhập khẩu 
  • Các chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu:
    Các đại lý mô giới hải quan
  • Các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác
  • Các doanh nghiệp kho vận ngoại thương
  • Các hãng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu

4. Địa điểm kiểm tra sau thông quan:

  • Tại cơ quan Hải quan
  • Tại trụ sở doanh nghiệp

5. Thành phần, số lượng hồ sơ kiểm tra sau thông quan:

  • Các chứng từ thương mại Hải quan, các ghi chép kế toán, ngân hàng có liên quan đến các lô hàng đã xuất hoặc nhập khẩu.
  • Số lượng: 2 bản, gồm 1 bản chính để kiểm tra và 1 bản chụp để nộp.

6. Thời hạn kiểm tra sau thông quan

Thời hạn kiểm tra tối đa là năm (05) ngày làm việc, theo quyết định kiểm tra.

  1. Doanh nghiệp cần làm gì khi có quyết định kiểm tra sau thông quan?

Có 2 trường hợp, kiểm tra tại doanh nghiệp, hoặc tại cơ quan hải quan (chi cục làm tờ khai).

Nhưng thường thì nếu không có gì đặc biệt, hải quan sẽ mời doanh nghiệp đến chi cục đã làm tờ khai để kiểm tra hồ sơ. Khi doanh nghiệp bạn rơi vào trường hợp đó thì cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo thời gian làm việc được nhanh chóng, thuận lợi.

Một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích kiểm tra là gì: thường liên quan đến trị giá hải quan.
  • Chuẩn bị hồ sơ từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp. Việc chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan, mục đích là để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế. Điều này cũng tương tự như trường hợp phải Tham vấn giá hải quan. Bạn chuẩn bị giấy tờ càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
  • Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ. Buổi làm việc sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo, có thấp hơn thực tế không, có đủ tài liệu chứng minh không. Trường hợp bạn cung cấp đủ thì ngon rồi. Nhưng nếu không đủ, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn, và tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế. 

8. HAN EXIM có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Kiểm tra sau thông quan là nghiệp vụ phức tạp, cần nhiều thời gian và kiến thức nghiệp vụ vững vàng trong nhiều chuyên môn liên quan như: hạch toán thể hiện nguồn gốc hàng hóa, trị giá vốn hàng bán, chi phí cấu thành, phương thức thanh toán, lập phiếu ghi chép,… Vì vậy, HAN EXIM sẽ phối hợp rất chặt chẽ với khách hàng để việc kiểm tra sau thông quan mang không còn là nỗi ám ảnh quá lớn.

Một số hạng mục cơ bản HAN EXIM cần trao đổi với doanh nghiệp như sau:

  • Mô hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, hệ thống kế toán, trị giá hàng hóa, hệ thống kho bãi;
  • Tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu, hợp đồng thương mại, hoá đơn thương mại, vận đơn,…;
  • Tất cả các chứng từ do người xuất khẩu phát hành; 
  • Chứng từ kế toán;
  • Thông tin người xuất khẩu.

———————————————————————————————————–

CÔNG TY TNHH HAN EXIM

Tổ hợp dịch vụ Xuất nhập khẩu – Logistic thực chiến

Mobile: 096 5566 890 I 098 653 8963

Add: 41/49 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Website: https://hanexim.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/Haneximco